30/08/2018
Nghỉ dưỡng
Làm gì để thu hút khách du lịch Nhật Bản
Khách du lịch nước ngoài nói chung và khách Nhật nói riêng đến Việt Nam dưới nhiều hình thức, hoặc thông qua công ty du lịch, hoặc tự đi bằng đường hàng không, đường bộ, đường biển. Phó Vụ trưởng Vụ Du lịch (Tổng Cục Du lịch) cho rằng, khách Nhật thích tự tổ chức đi du lịch thay vì thông qua các công ty; và đây là xu hướng của người Nhật nói chung cũng như giới trẻ Nhật nói riêng, nhất là khi Việt Nam bãi bỏ visa đối với khách nhập cảnh từ Nhật. Trước đây, du khách Nhật vào Việt Nam phải thông qua Công ty du lịch chủ yếu là để thuận tiện cho việc làm thủ tục xin visa.
Bên cạnh việc hiểu về phong cách sống của người Nhật Bản thì việc tìm hiểu thị trường khách du lịch Nhật Bản cũng rất quan trọng. Thị trường khách du lịch Nhật Bản rất đa dạng và phong phú. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thị trường để có thể nắm vững được thị hiếu và nhu cầu của từng phân đoạn thị trường khách du lịch Nhật Bản sẽ nâng cao được chất lượng của dịch vụ du lịch:
+ Giới học sinh, sinh viên: thường đi theo đoàn và kinh phí do Nhà nước cấp, nhu cầu tương đối đơn giản, ưa thích đồ ăn fast food và các món ăn địa phương, thường quan tâm tìm hiểu văn hoá...
+ Giới nữ trẻ có độ tuổi trung bình từ 20-30: Đối tượng khách này rất sành điệu trong tiêu dùng nhưng cũng rất quan tâm đến tính kinh tế của dịch vụ, sở thích của họ là mua sắm, thời trang, đồ trang sức, sản phẩm lưu niệm của địa phương....
+Các gia đình: Họ thường quan tâm tới thực đơn riêng cho trẻ em, ưa thích các hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi giải trí, thể thao...Đối tượng khách là gia đình thường thích ở phòng rộng, thích các khách sạn có bể bơi riêng và có dịch vụ trông trẻ.
+Người cao tuổi:thường đi du lịch nhờ vào quỹ lương sau khi về hưu. Đối tượng khách này có mức tiêu dùng tương đối cao, thích thư giãn nghỉ ngơi, rất hứng thú trong việc tìm hiểu về lịch sử, văn hoá và tự nhiên của điểm du lịch.
+Khách thương gia: đối tượng khách luôn thiếu thời gian và thường đi du lịch với mục đích kết hợp công việc, thời gian tham quan ít và thường đi du lịch với mục đích kết hợp công việc, thích chơi golf và hứng thú tìm hiểu cuộc sống về đêm tại điểm du lịch.
+Khách du lịch ba lô: mức tiêu dùng không cao, đi du lịch theo kiểu tổ chức và rất quan tâm đến yếu tố giá cả, song lại là những du khách có khả năng phát tán thông tin nhanh chóng và mạnh mẽ về điểm đến du lịch.
Bài viết liên quan
Cua Huỳnh đế khi hấp chín có màu đỏ hồng trông rất hấp dẫn
"Những ngày Văn hóa Việt Namtại Liên bang Nga năm 2008" diễn ra trong thời gian từ 15 đến 20-9-2008 tại thủ đô Moscow và "kinh đô phươngBắc" St
Cầu sông Hàn Cầu sông Hànlà một trong những cây cầu bắc qua sôngHàn ởĐà Nẵng, miềnTrungViệt Nam
Cổng chính ra vàoĐại Nội là Ngọ Môn, nhìn về hướng Nam kinh thành, trước mặt có Cột Cờ và xa nữa là sông Hương
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp Cơ sở hạ tầng du lịch gồm các hệ thống giao thông, các địa danh du lịch trọng điểm, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng…Cơ sở hạ tầng yếu kém là nguyên nhân khiến khách du lịch quốc tế rất khó chịu khi đi du lịch Việt Nam