Image

Ngọ Môn Quan, cổng chính của Đại Nội, Huế

Cổng chính ra vàoĐại Nội là Ngọ Môn, nhìn về hướng Nam kinh thành, trước mặt có Cột Cờ và xa nữa là sông Hương.

Ngọ Môn năm cửa chín lầu

Một lầu vàng, tám lầu xanh

Ba cửa thẳng, hai cửa quanh

img1 Chính giữa là Ngọ Môn, dành cho vua- Tiếp theo là Giáp Môn, dành cho quan lại-""Hai cửa quanh" là Dịch Môn, dành cho voi, ngựa và binh lính-""Chín lầu" chỉ lầu Ngũ Phụng (nằm phía trên Ngọ Môn), gồm 2 tầng nhưng có 9 mái. " Lầu vàng" nằm giữa, cao nhất, lợp ngói hoàng lưu ly (men vàng). "Tám lầu xanh" thấp hơn, lợp ngói thanh lưu ly (men xanh).

Điện Thái Hòa

Điện Thái Hoà tọa lạc ở vị trí trung tâm Kinh thành Huế, là nơi từng chứng kiến sự đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đ ại. Nơi đây còn là nơi tổ chức các buổi lễ đại triều như lễ lên ngôi, lễ phong Hoàng Thái Tử, lễ tiếp đón sứ thần nước lớn, lễ Vạn Thọ.... Điện Thái Hòa, được khởi công xây dựng vào tháng 2 năm 1805 và hoàn thành vào tháng 10 cùng năm, là một trong những tòa cung điện tiêu biểu mang đậm phong cách địa phươ ng.

Cung điện được xây dựng một cách tinh xảo. Toàn bộ cung điện được chống đõ bằng 80 cột gỗ lim và được sơn thế, trang trí hình rồng vờn mây - một biểu tượng về sự gặp gỡ giữa hoàng đế và quần thần. Nhà trước và nhà sau của điện được nối với nhau bằng một hệ thống trần vỏ cua. Toàn bộ hệ thống vì kèo, rường cột đều được liên kết với nhau một cách chặt chẽ. Mái điện lợp ngói hoàng lưu ly, được chia làm ba tầng chồng mí lên nhau theo thứ tự từ cao xuống thấp, gọi là mái "chồng diêm" .

Một điểm đặc biệt về kiến trúc của điện Thái Hòa là sự hiện diện của con số 9 và số 5 trong trang trí nội thất của tòa nhà và ở các bậc thềm. Từ phía Đ ại Cung Môn của Tử Cấm Thành đi ra điện Thái Hòa, vua phải bước lên một hệ thống bậc thềm ở tầng nền dưới là 9 cấp và ở tầng nền trên là 5 cấp. Trước mặt điện số bậc cấp bước lên Đệ nhị Bái đình và Đệ nhất Bái đình cộng lại là 9. Tiếp đó, hệ thống bậc thềm ở nền điện cũng có 5 cấp. Đứng ở sân Đ ại triều nhìn vào hay từ phía Tử Cấm Thành nhìn ra người ta đều thấy trên mỗi mái điện đều được đắp nổi 9 con rồng ở trong các tư thế khác nhau: lưỡng long chầu hổ phù đội bầu rượu, lưỡng long chầu mặt nhật, hồi long (rồng quay đầu lại), rồng ngang ... ở nội điện cũng thế, từ ngai vàng, bửu tán, các mặt diềm gỗ chung quanh cho đến mỗi mặt của ba tầng bệ mỗi nơi đều trang trí một bộ 9 con rồng. Có thể nói điện Thái Hòa là giang sơn để cho loài rồng bay lượn.

Bên ngoài điện Thái Hòa có một sân rộng gọi là sân ại Triều Nghi, được lát đá Thanh. Tiếp đến là cầu Trung ạo bắc qua hồ Thái Dịch. Cầu Trung Đ ạo cũng là nơi nối liền giữa Điện Thái Hòa với Ngọ Môn.

Điện Thái Hòa với vẻ đẹp cổ kính thâm nghiêm cũng đã từng là nơi in dấu bao sự kiện trọng đại về một thời oanh liệt đã qua của triều đại phong kiến nhà Nguyễn. Ngày nay, đến thăm Huế, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nét tinh vi sắc sảo trong nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn

Bài viết liên quan

Cua Huỳnh Đế - món ngon đất Phú

  Cua Huỳnh đế khi hấp chín có màu đỏ hồng trông rất hấp dẫn

Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Nga năm 2008

"Những ngày Văn hóa Việt Namtại Liên bang Nga năm 2008" diễn ra trong thời gian từ 15 đến 20-9-2008 tại thủ đô Moscow và "kinh đô phươngBắc" St

Những cảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng

Cầu sông Hàn Cầu sông Hànlà một trong những cây cầu bắc qua sôngHàn ởĐà Nẵng, miềnTrungViệt Nam

Đâu là giải pháp để ngành du lịch phát triển?

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp Cơ sở hạ tầng du lịch gồm các hệ thống giao thông, các địa danh du lịch trọng điểm, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng…Cơ sở hạ tầng yếu kém là nguyên nhân khiến khách du lịch quốc tế rất khó chịu khi đi du lịch Việt Nam

Làm gì để thu hút khách du lịch Nhật Bản

Khách du lịch nước ngoài nói chung và khách Nhật nói riêng đến Việt Nam dưới nhiều hình thức, hoặc thông qua công ty du lịch, hoặc tự đi bằng đường hàng không, đường bộ, đường biển